Tỉnh đoàn hưng yên
Thành phố hưng yên
Văn bản hướng dẫn tổ chức Đại hội Hội LHTN Việt Nam các cấp

Văn bản hướng dẫn tổ chức Đại hội Hội LHTN Việt Nam các cấp

Hướng dẫn thực hiện kế hoạch tổ chức Đại hội Hội LHTN Việt Nam các cấp (nhiệm kỳ 2009- 2014).

 HƯỚNG DẪN
Thực hiện kế hoạch tổ chức Đại hội Hội LHTN Việt Nam các cấp
(nhiệm kỳ 2009- 2014).

Căn cứ Điều lệ Hội LHTN Việt Nam; thực hiện Kế hoạch số 49- KH/TƯH ngày 02/3/2008 của Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Hội LHTN Việt Nam "Về việc tổ chức Đại hội Hội các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Hội LHTN Việt Nam" và Hướng dẫn số 148 HD/TWH ngày 16/9/2008 của Trung ương hội LHTN Việt Nam "V/v Thực hiện Kế hoạch tổ chức Đại hội Hội các cấp tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Hội LHTN Việt Nam". Căn cứ Kế hoạch số 05/KH- UBH ngày 28/10/2008 của Uỷ ban Hội LHTN Việt Nam tỉnh "Tổ chức Đại hội Hội LHTN Việt Nam các cấp và Đại hội Đại biểu Hội LHTN Việt Nam tỉnh lần thứ III". Ban thư ký Uỷ ban Hội LHTN Việt Nam tỉnh Hưng Yên hướng dẫn việc triển khai tổ chức Đại hội Hội LHTN Việt Nam các cấp như sau:

I. VỀ TÊN GỌI CỦA ĐẠI HỘI HỘI CÁC CẤP:

  - Đối với những cấp bộ Hội đã đến nhiệm kỳ Đại hội, tiến hành cả 04 nội dung: Tổng kết nhiệm kỳ; quyết định phương hướng; hiệp thương Uỷ ban Hội khoá mới và hiệp thương chọn cử đoàn đại biểu đi dự Đại hội Hội cấp trên thì tên gọi thống nhất là: " Đại hội đại biểu Hội LHTN Việt Nam… ( tên địa phương, đơn vị) lần thứ …. Nhiệm kỳ…."( nhiệm kỳ Đại hội tỉnh theo thời điểm khai mạc Đại hội).
     Ví dụ: "Đại hội…Lần thứ… nhiệm kỳ 2009- 2010"(đối với Đại hội cơ sở tổ chức vào năm 2009); " Đại hội đại biểu Hội LHTN Việt Nam tỉnh … lần thứ….. Nhiệm kỳ 2009-2014" ( đối với Đại hội cấp huyện, tỉnh tổ chức vào năm 2009).
    - Đối với những cấp bộ Hội chưa hết nhiệm kỳ theo quy định của Điều lệ Hội chỉ tiến hành Đại hội với 03 nội dung: Thảo luận dự thảo văn kiện Đại hội cấp trên; bổ sung nhiệm vụ của cấp bộ Hội theo phương hướng, nhiệm vụ của Hội cấp trên; hiệp thương chọn cử đoàn đại biểu đi dự Đại hội Hội cấp trên thì tên gọi là " Đại hội đại biểu Hội LHTN Việt Nam …( thời gian)…; hoặc " Hội nghị đại biểu Hội LHTN Việt Nam… (thời gian)…."

II. VỀ VIỆC XÂY DỰNG VÀ THẢO LUẬN CÁC DỰ THẢO VĂN KIỆN:
1.1- Yêu cầu chung:
1- Xây dựng các dự thảo văn kiện:
     - Báo cáo tổng kết phải ngắn gọn, có tính khái quát cao, tập trung vào các vấn đề cơ bản trong đó phải căn cứ vào đặc điểm, nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị, các chương trình hành động, các chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội nhiệm kỳ vừa qua để đánh giá đúng thực trạng tình hình thanh niên, tổ chức và hoạt động của Hội, chú ý đánh giá những mặt công tác đã làm được và chưa làm được, phân tích nguyên nhân chủ quan, khách quan và rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo, triển khai và tổ chức thực hiện các mặt công tác của Hội.
   - Tập trung xây dựng phương hướng nhiệm kỳ tới với các mục tiêu, nội dung, chương trình và giải pháp cụ thể, thiết thực, có tính khả thi và phù hợp với điều kiện, tình hình mới…tránh việc trình bày hình thức với những tiều đề, mục tiêu chung chung.
  1.2- Về tổng kết công tác Hội và phong trào thanh niên nhiệm kỳ qua:
    - Tập trung đánh giá đúng tình hình thanh niên và công tác Hội, kiểm điểm nội dung và các giải pháp trong thực hiện Nghị quyết do Đại hội của địa phương, đơn vị đã quyết định; tổng kết 5 cuộc vận động do Đại hội toàn quốc hội LHTN Việt Nam lần thứ V đề ra; công tác xây dựng tổ chức Hội, mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên; phong trào thanh niên tình nguyện và các chủ trương, kế hoạch, chương trình công tác của Đoàn Chủ tịch, Uỷ ban Trung ương Hội trong nhiệm kỳ qua. Đặc biệt cần đánh giá và nhấn mạnh những chuyển biến và những hạn chế, khó khăn của công tác mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên; tổng kết các phương thức tổ chức có hiệu quả trong công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên; kết quả thực hiện Nghị quyết với các chỉ tiêu của nhiệm kỳ, mối quan hệ giữa Đoàn, Hội được thể hiện ở vai trò nòng cốt chính trị của Đoàn; vai trò của Hội tham gia xây dựng Đoàn vững mạnh. Việc thực hiện cuộc vận động cần đánh giá rõ những nội dung do Hội tổ chức và tổng kết khẳng định những nội dung, mô hình do Hội triển khai cần tiếp tục phát huy.
   - Ngoài báo cáo chính trị, các cấp bộ Hội chuẩn bị các báo cáo chuyên đề; phụ lục số liệu của các mặt công tác để làm cơ sở khoa học chứng minh cho Báo cáo tổng kết và để đại biểu dự Đại hội tham gia thảo luận.
1.3- Phương hướng trong nhiệm kỳ tới
   - Việc xây dựng phương hướng nhiệm vụ của Đại hội Hội các cấp phải đảm bảo quán triệt sâu sắc Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp; Căn cứ vào nhiệm vụ chính trị, tình hình thanh niên và công tác Hội của các địa phương, đơn vị, Những thời cơ và thách thức đối với công tác Hội và mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên trong thời gian tới. Các nội dung của hai phong trào: " 5 xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ tổ quốc" và " 4 đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp" do Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IX đề ra.
   - Phương hướng phải xác định được nhiệm vụ của Hội trong nhiệm kỳ tới; đề ra các nội dung, biện pháp hữu hiệu, thiết thực để tăng cường tập hợp và giáo dục hội viên, mở rộng các phong trào, các cuộc vận động của Hội, phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức cơ sở Hội; tăng cường đội ngũ cán bộ; phát triển hội viên theo phương châm "Nơi nào có thanh niên, nơi đó có hoạt động của Hội LHTN Việt Nam", " Chăm lo bồi dưỡng, phát huy thanh niên đi liền với đoàn kết, tập hợp" nhằm mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên.
2- Về thảo luận các dự thảo văn kiện:
  - Ban tổ chức cấp triệu tập đại biểu dự Đại hội và Tiểu ban nội dung phải chuẩn bị báo cáo tóm tắt và hướng dẫn những vấn đề trọng tâm cần thảo luận để cán bộ, hội viên, thanh niên và Đại hội nghiên cứu thảo luận. Các ý kiến chia làm 2 phần:
  + Ý kiến đóng góp vào các văn kiện của Đại hội cấp mình.
  + Ý kiến đóng góp vào các văn kiện của Đại hội cấp trên.
   - Các cấp bộ Hội chỉ đạo tốt việc phát huy tinh thần đoàn kết, dân chủ trong Đại hội, thảo luận thẳng thắn, nghiêm túc, góp ý trực tiếp vào những vấn đề trọng tâm.
III. VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA UỶ BAN HỘI CẤP TRIỆU TẬP ĐẠI HỘI: 
   - Trong quá trình chuẩn bị tiến hành Đại hội, Uỷ ban Hội đương nhiệm có trách nhiệm chỉ đạo các mặt công tác của Hội cho đến khi Đại hội hiệp thương chọn cử Uỷ ban Hội khoá mới.
   Uỷ ban Hội đương nhiệm có trách nhiệm chuẩn bị dự thảo các văn kiện:
   - Báo cáo chính trị và các báo cáo, phụ lục có liên quan.
   - Đề án nhân sự Uỷ ban Hội khóa mới.
   - Báo cáo tình hình đại biểu và kết quả hiệp thương chọn cử đại biểu dự Đại hội Hội cấp mình và dự kiến đoàn đại biểu dự Đại hội vấp trên (nếu có) để Đoàn Chủ tịch Đại hội báo cáo với Đại hội.
IV. VỀ PHƯƠNG PHÁP, QUY TRÌNH CHUẨN BỊ NHÂN SỰ UỶ BAN HỘI:
1- Quyền giới thiệu nhân sự:
   - Mọi hội viên đều có quyền giới thiệu đại biểu mà mình tín nhiệm vào danh sách hiệp thương, chọn cử vào Uỷ ban Hội nơi mình sinh hoạt.
   - Các tổ chức thành viên có quyền cử đại diện của mình vào Uỷ ban Hội cấp mình tham gia.
   - Uỷ ban Hội cấp dưới có quyền giới thiệu nhân sự được tín nhiệm ở cấp mình vào danh sách hiệp thương chọn cử Uỷ ban Hội cấp trên trực tiếp.
   - Uỷ ban Hội đương nhiệm có trách nhiệm chuẩn bị cho việc hiệp thương chọn cử, được quyền giới thiệu người đủ tiêu chuẩn vào Uỷ ban Hội nhiệm kỳ mới.
   - Khi giới thiệu người vào danh sách hiệp thương, người hoặc tổ chức giới thiệu có trách nhiệm cung cấp hồ sơ của người được giới thiệu theo yêu cầu của Đại hội, Hội nghị.
2- Trách nhiệm hiệp thương chọn cử Uỷ ban Hội và các chức danh lãnh đạo của Hội ở các cấp: 
   - Đại hội cấp nào hiệp thương, chọn cử ra Uỷ ban Hội cấp đó.
   - Đối với Uỷ ban Hội các cấp.
  + Uỷ ban Hội cấp tỉnh và tương đương hiệp thương cử ra Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và một số uỷ viên thư ký.
  + Uỷ ban Hội cấp huyện và tương đương; cấp xã và tương đương hiệp thương cử ra Chủ tịch, Phó Chủ tịch.
  + Chi hội cử ra chi Hội trưởng, chi hội phó, các câu lạc bộ, đội nhóm cử ra chủ nhiệm, phó chủ nhiệm, nhóm trưởng, nhóm phó, đội trưởng, đội phó.
   + Uỷ ban Hội mỗi cấp chọn cử một uỷ viên phụ trách công tác kiểm tra giúp việc cho Uỷ ban Hội trong công tác kiểm tra của Hội.
3. Các bước tiến hành hiệp thương chọn cử Uỷ ban Hội và các chức danh lãnh đạo của Hội ở các cấp: 
Bước 1:
Uỷ ban Hội đương nhiệm xây dựng đề án tổ chức Uỷ ban Hội và cơ quan thường trực nhiệm kỳ mới.Tổng số uỷ viên Uỷ ban Hội cấp tỉnh từ 31-35 người, Uỷ ban Hội cấp huyện, thị xã từ 21-25 người, Uỷ ban Hội cấp xã và tương đương từ 15-17 người. 
Bước 2: Tiến hành các thủ tục giới thiệu nhân sự: 
    - Thống nhất quy trình và thời gian để Uỷ ban Hội cấp dưới trực tiếp, các tổ chức thành viên và các ngành chọn cử đại diện của mình tham gia vào các Uỷ ban Hội nhiệm kỳ mới.
    - Uỷ ban Hội đương nhiệm hiệp thương đề nghị Ban thường vụ Đoàn cùng cấp giới thiệu nhân sự của mình để hiệp thương chọn cử vào chức vụ chủ chốt của Hội. Sau đó Thường trực Uỷ ban Hội và Thường trực Ban thường vụ Đoàn cùng cấp báo cáo với cấp uỷ, xin ý kiến về xây dựng Uỷ ban Hội nhiệm kỳ mới và chức danh chủ chốt của Hội.
   - Căn cứ vào đề án xây dựng Uỷ ban Hội đã được thông qua, Thường trực Uỷ ban Hội đương nhiệm có văn bản hướng dẫn Uỷ ban Hội cấp dưới. tổ chức thành viên và công văn gửi các ngành có liên quan giới thiệu đại diện của mình tham gia Uỷ ban Hội nhiệm kỳ mới.
   - Uỷ ban Hội đương nhiệm lập danh sách và trao đổi ý kiến, thống nhất với Ban thường vụ Đoàn cùng cấp trước khi tiến hành Đại hội.
   - Gửi báo cáo lên Uỷ ban Hội cấp trên.
Bước 3: Hiệp thương chọn cử Uỷ ban Hội tại Đại hội:
   - Đoàn Chủ tịch Đại hội trình bày báo cáo về quá trình chuẩn bị nhân sự và kết quả hiệp thương giới thiệu nhân sự để đại biểu thảo luận, sau đó thông qua bằng biểu quyết giơ tay (chung cho cả danh sách). Việc chọn cử phải được quá nửa số đại biểu có mặt trong Đại hội tán thành thì việc chọn cử nhân sự vào Uỷ ban Hội mới có giá trị.
   - Trường hợp cá biệt không thống nhất về nhân sự cụ thể nào đó thì xử lý như sau:
  + Nếu nhân sự đó là đại diện của Uỷ ban Hội cấp dưới trực tiếp hoặc tổ chức thành viên tập thể nhưng không đảm bảo tiêu chuẩn do Uỷ ban Hội đương nhiệm đã thống nhất, thì yêu cầu tổ chức đó giới thiệu người khác thay thế.
   + Nếu có ý kiến khác nhau trong Đại hội nhưng người được giới thiệu vẫn đủ tiêu chuẩn và Uỷ ban Hội cấp dưới hoặc tổ chức thành viên vẫn bảo lưu việc giới thiệu, sau khi thảo luận nếu Đại hội không nhất trí được thì tiến hành biểu quyết trường hợp đó(có thể bằng giơ tay hoặc bằng phiếu kín theo yêu cầu của Đại hội).
    - Uỷ ban Hội nhiệm kỳ đương nhiệm phải chuẩn bị kỹ việc hiệp thương chọn cử Uỷ ban Hội khoá mới, đặc biệt kiểm tra tiêu chuẩn của những người được giới thiệu. Cần phát hiện kịp thời những vấn đề liên quan đến nhân sự nếu có yếu tố cần phải thay đổi thì tiến hành hiệp thương lại trước Đại hội.
Bước 4: Hiệp thương chọn cử bộ phận Thường trực Uỷ ban Hội các cấp.
Quá trình hiệp thương chọn cử cơ quan Thường trực Uỷ ban Hội giống như việc chuẩn bị Uỷ ban Hội cùng cấp.
    - Việc hiệp thương chọn cử nhân sự cơ quan Thường trực được tiến hành tại cuộc họp Uỷ ban Hội lần thứ nhất. Người triệu tập và điều hành cuộc họp nêu yêu cầu, tiêu chuẩn của Chủ tịch Hội nhiệm kỳ mới, kết quả hiệp thương giới thiệu của Uỷ ban Hội nhiệm kỳ cũ và Ban Thường vụ Đoàn cùng cấp về nhân sự giữ chức Chủ tịch Hội nhiệm kỳ mới.
    - Sau khi được cử, Chủ tịch mới chủ trì Hội nghị Hội nghị tiếp tục hiệp thương chọn cử các chức danh Phó Chủ tịch.
    - Nếu qua thảo luận có ý kiến khác nhau, Hội nghị không thống nhất được thì có thể để lại để chuẩn bị tiếp hoặc tiến hành biểu quyết hoặc bỏ phiếu kín về trường hợp đó theo quyết định của Hội nghị.
Lưu ý : Uỷ ban Hội cấp dưới trực tiếp; các tổ chức thành viên (Đoàn thanh niên với vai trò nòng cốt, Hội sinh viên, Hội DNT…); các ngành(Sở, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức có liên quan), căn cứ vào đề án và yêu cầu của Uỷ ban Hội để giới thiệu nhân sự. Văn bản giới thiệu nhân sự có xác nhận của cấp uỷ, thủ trưởng cơ quan hoặc lãnh đạo phụ trách nhân sự.
V- CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỘI:
      Tuỳ theo điều kiện, đặc điểm và khả năng của các địa phương, đơn vị để xây dựng chương trình cho phù hợp. Tuy nhiên, Đại hội phải thực hiện đúng các nội dung theo quy định tại Điều 17 Điều lệ Hội và Kế hoạch số 05/ KH- UBH ngày 28/10/2008 của Uỷ ban Hội LHTN Việt Nam tỉnh.
     Các đơn vị có thể tổ chức Đại hội ngoài trời, trong hội trường hay gắn với hoạt động của thanh niên; minh hoạ kết quả công tác Hội bằng hình ảnh; tổ chức đối thoại giữa các đại biểu của Đại hội với lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương về những chủ đề cụ thể; tổ chức các Trung tâm thảo luận chuyên đề…
VI- VỀ ĐOÀN CHỦ TỊCH ĐẠI HỘI:
1- Hiệp thương Đoàn Chủ tịch, thư ký Đại hội:
1.1.Số lượng Đoàn Chủ tịch Đại hội ở các cấp như sau
   - Cấp huyện và tương đương từ 07-09 đại biểu.
   - Cấp cơ sở từ 03- 05 đại biểu.
   - Cấp chi Hội từ 01- 03 đại biểu.
1.2.Hiệp thương Đoàn Chủ tịch, Thư ký:
2. Nhiệm vụ của Đoàn Chủ tịch và Thư ký
2.1- Đoàn Chủ tịch có nhiệm vụ:
    + Điều hành công việc của Đại hội, làm việc theo nguyên tắc hiệp thương, dân chủ(trong trường hợp có ý kiến khác nhau thì quyết định theo đa số).
    + Quyết định ban hành các tài liệu và kết luận các vấn đề của Đại hội.
    + Quyết định những vấn đề phát sinh trong Đại hội.
    + Báo cáo trước Đại hội về tình hình đại biểu dự Đại hội.
- Lãnh đạo việc hiệp thương chọn cử Uỷ ban Hội khoá mới và đại biểu dự Đại hội cấp trên, gồm các nội dung:
    + Hướng dẫn để Đại hội thảo luận, quán triệt tiêu chuẩn, số lượng, cơ cấu Uỷ ban Hội và đại biểu dự Đại hội cấp trên.
    + Tổng hợp danh sách giới thiệu nhân sự tại Đại hội; tiếp thu ý kiến, xem xét và quyết định cho rút hay không cho rút trong danh sách hiệp thương.
     + Hướng dẫn và tổ chức hiệp thương chọn cử Uỷ ban Hội; đoàn đại biểu đi dự Đại hội Hội cấp trên.
- Điều khiển thông qua Nghị quyết Đại hội.
- Tổng kết, bế mạc Đại hội.
2.2- Thư ký Đại hội có nhiệm vụ:
    + Ghi biên bản Đại hội, tổng hợp các ý kiến phát biểu và biểu quyết.
    + Nhận và đọc thư, điện chúc mừng Đại hội.
    + Dự thảo các văn bản của Đoàn Chủ tịch Đại hội.
VII. VỀ VIỆC XÉT DUYỆT CÔNG TÁC CHUẨN BỊ ĐẠI HỘI:
1.
Hội LHTN Việt Nam tỉnh duyệt kế hoạch Đại hội cấp huyện, thị xã và Hội trực thuộc; Hội LHTN Việt Nam cấp huyện, thị xã và trực thuộc duyệt Kế hoạch Đại hội cấp xã, tương đương và chi Hội trực thuộc.
2. Hồ sơ xét duyệt công tác tổ chức Đại hội gồm:
     - Dự thảo báo cáo tổng kết nhiệm kỳ; phương hướng nhiệm kỳ tới.
     - Đề án xây dựng Uỷ ban Hội khoá mới.
     - Danh sách trích ngang dự kiến nhân sự Uỷ ban Hội, Uỷ viên thư ký(nếu có), Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội(đối với chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch phải có sơ yếu lý lịch).
     - Đề án tổ chức Đại hội.
     - Dự kiến chương trình Đại hội
VIII- VỀ VIỆC CHUẨN Y KẾT QUẢ HIỆP THƯƠNG:
   Sau Đại hội, Uỷ ban Hội nhiệm kỳ mới hoàn tất hồ sơ đề nghị Uỷ ban Hội cấp trên trực tiếp công nhận Uỷ ban Hội khoá mới. Hồ sơ gồm:
    - Công văn đề nghị Uỷ ban Hội cấp trên công nhận Uỷ ban Hội và các chức danh lãnh đạo nhiệm kỳ mới.
    - Danh sách trích ngang Uỷ ban Hội khoá mới(có chữ ký của người thay mặt Đoàn Chủ tịch Đại hội, có đóng dấu treo, ghi theo thứ tự chức    danh: Chủ tịch Hội, Phó Chủ tịch, các uỷ viên).
    - Danh sách đoàn đại biểu đi dự Đại hội Hội cấp trên (nếu có).
    - Biên bản Đại hội, biên bản họp Uỷ ban Hội.IX. CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN ĐẠI HỘI:
    - Trước, trong và sau Đại hội, các cấp bộ Hội phối hợp với Đoàn thanh niên tăng cường tuyên truyền về Đại hội qua các hệ thống thông tin của mình; chủ động làm việc với các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình…để có kế hoạch phối hợp tuyên truyền về truyền thống của Hội LHTN Việt Nam; về vai trò vị trí của tổ chức Hội trong mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên; về những kết quả đạt được trong nhiệm kỳ; kết quả các cuộc vận động của Hội; về các gương điển hình và những mô hình, kinh nghiệm tốt cần nhân rộng. Lấy ý kiến đóng góp rộng rãi trong các tầng lớp thanh niên và nhân dân về dự thảo các văn kiện của Đại hội.
    - Công tác thông tin, tuyên truyền về Đại hội phải kịp thời và bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú để động viên, khích lệ phong trào thi đua sôi nổi ở các địa phương, đơn vị.
    - Các khẩu hiệu tuyên truyền cho Đại hội cần được chuẩn bị tốt nội dung, phù hợp với nhiệm vụ chính trị và phong trào thanh niên của từng địa phương, đơn vị Đại hội phải có 2 khẩu hiệu tuyên truyền sau:"Tuổi trẻ Việt Nam thi đua học tập, rèn luyện, lao động sáng tạo, xung kích tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc". "Thanh niên Việt Nam đoàn kết sáng tạo, tình nguyện vì dân, lập thân kiến quốc". 
     Tổ chức Đại hội Hội LHTN Việt Nam các cấp là đợt sinh hoạt chính trị rộng rãi của các tầng lớp thanh niên. Ban thư ký Uỷ ban Hội LHTN Việt Nam tỉnh Hưng Yên yêu cầu Uỷ ban Hội LHTN Việt Nam các cấp tổ chức, chỉ đạo thực hiện tốt Kế hoạch số 05/KH- UBH ngày 28/10/2008 và Hướng dẫn này của Uỷ ban Hội LHTN Việt Nam tỉnh, thường xuyên thông tin, báo cáo kết quả tổ chức Đại hội Hội các cấp về Ban thư ký Uỷ ban Hội LHTN Việt Nam tỉnh(Ban Mặt trận thanh niên tỉnh Đoàn Hưng Yên).