Tỉnh đoàn hưng yên
Thành phố hưng yên
Tỉnh Đoàn tổ chức hội nghị cấp tỉnh Lấy ý kiến sửa đổi Luật Thanh niên

Tỉnh Đoàn tổ chức hội nghị cấp tỉnh Lấy ý kiến sửa đổi Luật Thanh niên

Nhằm lấy ý kiến sâu rộng trong cán bộ, đoàn viên thanh niên về việc lấy ý kiến sửa đổi Luật Thanh niên, ngày 25/9 Ban Chấp hành Tỉnh đoàn tổ chức hội nghị cấp tỉnh lấy ý kiến sửa đổi Luật Thanh niên tại cơ quan Tỉnh đoàn

Toàn cảnh hội nghị lấy ý kiến sửa đổi Luật Thanh niên

Dự hội nghị có đồng chí: Bùi Huy Cường - Ủy viên BCH TW Đoàn, Bí thư Tỉnh đoàn; các đồng chí Thường trực Tỉnh đoàn; các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Tỉnh đoàn khóa XV; lãnh đạo các ban chuyên môn Tỉnh đoàn; Bí thư, Phó Bí thư các Huyện, Thành đoàn và Đoàn trực thuộc; một số đoàn viên thanh niên. Tại hội nghị, đồng chí Bùi Huy Cường - Ủy viên BCH TW Đoàn, Bí thư Tỉnh đoàn khai mạc hội nghị nhấn mạnh việc ban hành Luật Thanh niên không chỉ khẳng định tính ­ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với thanh niên, mà còn tạo thêm những điều kiện pháp lý cần thiết và tư­ơng thích, giúp cho việc đào tạo, bồi dư­ỡng thanh niên phù hợp với yêu cầu của các chuẩn mực quốc tế về thanh niên và công tác thanh niên. Ngày 29 tháng 11 năm 2005, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8 đã thông qua Luật Thanh niên và ngày 09 tháng 12 năm 2005 Chủ tịch nước đã ký Lệnh số 24/2005/L/CTN công bố Luật Thanh niên. Bố cục Luật thanh niên gồm 6 chương, với 36 điều. Qua 13 năm thi hành Luật Thanh niên đã bộc lộ những hạn chế, bất cập trong quá trình thực hiện Luật Thanh niên do vậy cần thiết phải lấy ý kiến sửa đổi Luật Thanh niên cho phù hợp với tình hình thực tiễn cuộc sống và trước yêu cầu hội nhập quốc tế


Đ/c Bùi Huy Cường – Bí thư Tỉnh đoàn chủ trì hội nghị

Tại hội nghị, có nhiều ý kiến thống nhất sửa đổi Điều 1 thanh niên có độ tuổi từ 16 đến 35 tuổi (cho phù hợp với qui chế cán bộ Đoàn); Điều 4 Quyền và nghĩa vụ của thanh niên cần sửa đổi như Hiến Pháp sửa đổi năm 2013 công dân có quyền gì thì thanh niên có quyền ấy, nêu rõ vai trò của Nhà nước, Gia đình đối với thanh niên; bổ sung các hành vi bị cấm vào Điều 8 Luật Thanh niên năm 2005; Trong Chương II về Quyền và nghĩa vụ của thanh niên, ở mỗi lĩnh vực cần quy định rõ đâu là quyền, đâu là nghĩa vụ của thanh niên, từ đó mới có cơ chế, chế tài để xử lý việc vi phạm đến quyền, nghĩa vụ của thanh niên; bổ sung ở Điều 16 Luật Thanh niên năm 2005 quyền ứng cử, đề cử vào các vị trí lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội; xem xét để tách một số Điều trong đó có các Điều 24, 25, 26, 27 của Luật Thanh niên năm 2005 quy định thành từng Chương riêng; Cần quy định cơ chế công nhận thanh niên xung phong trong thời bình; cần quan tâm đến chính sách tạo việc làm cho thanh niên; đào tạo nghề cho thanh niên; gắn chính sách đào tạo với việc giải quyết việc làm cho thanh niên để không lãng phí thời gian, kinh phí đào tạo; cần tách nội dung quản lý nhà nước thành chương riêng, trong đó quy định cụ thể trách nhiệm của các Bộ, ngành, đoàn thể và địa phương ngay trong Luật. Đồng thời quy định trách nhiệm quản lý nhà nước đối với từng đối tượng thanh niên theo cơ cấu độ tuổi, lãnh thổ, ngành quản lý; cần tách nội dung hợp tác quốc tế thành chương riêng và quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, nhất là các tổ chức kinh tế (doanh nghiệp) trong xuất khẩu lao động, giới thiệu, môi giới việc làm có yếu tố nước ngoài...

Sau hội nghị, các đại biểu gửi báo cáo tổng hợp kết quả lấy ý kiến của cán bộ, đoàn viên thanh niên để tổng hợp báo cáo với Trung ương Đoàn.

Thanh Bình

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN