Tỉnh đoàn hưng yên
Thành phố hưng yên
Tổ chức hoạt động du khảo

Tổ chức hoạt động du khảo

Đoàn cần tạo điều kiện gì để các thành viên trong đoàn mở rộng thêm hiểu biết về phong tục tập quán nơi đến, danh lam thắng cảnh của đất nước, đời sống, mức sống của người dân…

Du khảo là những chuyến đi làm giàu kiến thức cho các thành viên về mọi mặt lịch sử, văn hóa, truyền thống, cộng đồng, thiên nhiên. Du khảo còn rèn luyện ý chí, tính chịu đựng, mở rộng quan hệ bè bạn…, từ đó tạo cho mọi người lòng tự tin vào giá trị cuộc sống, hiểu và yêu quê hương đất nước tăng cường lòng tự hào dân tộc, góp phần hoàn thiện nhân cách chính mình.

 

 Phần I:  Thiết kế chuyến du khảo

 

A. Công việc chuẩn bị:

 

1.  Lý do để tổ chức:

 

Các chuyến du khảo thường ra đời bởi các lý do sau:

 

-      Đáp ứng nhu cầu của thanh niên, các thành viên tham gia (có lúc nhu cầu này có sẵn, hoặc có lúc phải được Ban tổ chức khơi lên thông qua giới thiệu địa điểm, các hình thức sinh hoạt vui chơi khác mà người tham gia cảm thấy hấp dẫn).

 

-      Tổ chức du khảo nhân dịp các ngày lễ, kỷ niệm.

 

-      Tập hợp và giáo dục thanh niên, góp phần tạo sân chơi lành mạnh.

 

2.  Mục đích tổ chức:

 

·     Làm giàu kiến thức cho người tham gia về nhiều lĩnh vực, rèn luyện phong cách sống tập thể.

 

·     Góp thêm loại hình của tổ chức Đoàn – Đội – Hội trong thực hiện chương trình về nguồn, khỏe vì nước.

 

·     Mở rộng mối quan hệ của đơn vị mình với các nơi, thực hiện tốt nhiệm vụ đoàn kết và tập hợp thanh niên.

 

3.  Nội dung chuyến đi:

 

Nội dung chính có từ phương châm của loại hình du khảo: “Văn hóa, truyền thống, cộng đồng, thiên nhiên”. Thí dụ:

 

J Văn hóa: Đoàn cần tạo điều kiện gì để các thành viên trong đoàn mở rộng thêm hiểu biết về phong tục tập quán nơi đến, danh lam thắng cảnh của đất nước, đời sống, mức sống của người dân…

 

J Truyền thống: Đoàn làm gì, đến đâu để các thành viên trong đoàn hiểu thêm các giá trị truyền thống của dân tộc (đền, chùa, miếu, đình…), các di tích cách mạng (nghĩa trang Trường Sơn, Pắc Pó, Điện Biên…).

 

J Cộng đồng: Đoàn cần thường xuyên tổ chức, giao lưu, tọa đàm, sinh hoạt vòng tròn, lửa trại… giúp các thành viên thỏa mãn nhu cầu giao lưu, đồng thời giúp họ tự tìm hiểu thêm các nội dung khác.

 

J Thiên nhiên: đoàn cần đưa các thành viên của mình có dịp trở lại gắn bó hòa mình với thiên nhiên bằng nhiều hình thức: ngủ trong rừng, tham quan rừng, xem một buổi ra đồng của nông dân, bơi thuyền trên sông…, từ đấy khơi gợi lên lòng yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, có trách nhiệm bảo vệ môi trường.

 

Ngoài ra, để hiểu rõ và sâu hơn các nội dung trên cần có nhiều nội dung kèm theo sau du khảo như: thi đố về các nơi đã đến, viết bài khảo sát, thi kể chuyện, thi thiết kế chương trình giao lưu, thi ảnh phóng sự, thi guiness về đèo, đò, sông, chợ, phong tục tập quán… giữa các cá nhân và các tổ nhóm trong đoàn.

 

4.  Địa điểm:

 

Du khảo thường qua rất nhiều địa điểm nên khi chọn nơi trú đóng sau một chặng đường dài, cần ưu tiên chọn các địa điểm sau:

 

-      Có khu di tích nổi tiếng (đền, chùa…).

 

-      Có danh lam thắng cảnh đẹp (sông, hồ, núi).

 

-      Có những công trình mới có sức thu hút cao (nhà máy thủy điện, đập thủy lợi…).

 

-      Có những sinh hoạt văn hóa đặc sắc (chợ tình Sapa, chợ Phiên dân tộc thiểu số)

 

Ngoài ra cần lưu ý xem xét:

 

·     Địa điểm có đảm bảo an ninh không?

 

·     Có thuận tiện cho việc bố trí ăn ở, nghỉ cho cả đoàn không?.

 

·     Giá cả sinh hoạt, thời tiết như thế nào?

 

·     Phong tục tập quán địa phương ra sao?

 

·     Công tác tổ chức giao lưu cần chuẩn bị gì?

 

·     Vật dụng lưu niệm…

 

5.  Thời gian:

 

Thời gian chính thức của đợt du khảo bắt đầu từ lúc đi đến lúc kết thúc. Tuy nhiên đối với người tổ chức phải dự trù cả thời gian trước và sau chuyến đí. Hoạt động của chuyến đi thường tổ chức theo nguyên tắc:

 

-      Thời gian nhiều → không gian rộng → cường độ hoạt động chậm.

 

-      Thời gian ít → không gian hẹp → cường độ hoạt động cao.

 

Lưu ý:nên bố trí có thời gian dự phòng, thời gian đủ cho tham quan những nơi cần thiết, thời gian giao lưu, thời gian cho các hoạt động cá nhân (đi chợ, chụp ảnh, sưu tầm vật lưu niệm…).

 

6.  Phương tiện:

 

J Di chuyển: trong các chuyến du khảo, phương tiện di chuyển phần lớn là xe đạp, tuy nhiên di chuyển vẫn đa dạng: xe lửa, xe đò, tàu… Vì xe đạp là chủ yếu cho nên chuẩn bị kỹ cho xe đạp đảm bảo độ bền cho cả chuyến đi là điều hết sức hệ trọng (mỗi xe phải có đủ các phụ tùng để thay: xích, líp, bi, côn, căm, bố, thắng… và các vật dụng để sửa chữa nhỏ).

 

J Ăn: phần lớn là tự ăn ở quán, trừ khi đi đường không có quán phải sử dụng lương khô.

 

J Ở: nhà dân, các cơ sở Đoàn, trường học… và võng cá nhân (thường xuyên).

 

J Vật dụng khác:

 

·     Cá nhân: tiền (chỉ mang đủ để sinh hoạt), áo, quần, nón… (vừa đủ để thay đổi), xe đạp và các vật dụng sửa chữa, gày, vớ, võng, tăng, áo mưa, đèn pin, bản đồ, giấy viết, bình nước, thuốc uống, kem, xà bông, đường, sữa, mì gói (dự phòng dây dù, cờ hiệu, giấy tờ tùy thân…).

 

·     Tập thể: quà lưu niệm nơi đến, máy ảnh, cờ đoàn đi, tài liệu, thuốc uống, vật dụng sửa chữa xe, kinh phí tổ chức…

 

Lưu ý: Phân công cụ thể việc mang các vật dụng trên cho tổ trực, cá nhân đoàn.

 

7.  Nhân sự:

 

Tùy qui mô chuyến đi có thể lập Ban tổ chức, Ban chỉ huy để lãnh đạo đoàn đi.

 

Ban tổ chức, Ban chỉ huy có nhiệm vụ:

 

·     Xin phép để được tổ chức chuyến đi.

 

·     Lập kế hoạch chuyến đi.

 

·     Gởi kế hoạch đến các địa phương xin phép hoặc xin hỗ trợ.

 

·     Tuyên truyền rộng rãi mục đích ý nghĩa chuyến đi.

 

·     Vận động tài trợ.

 

·     Mời gọi mọi người tham gia.

 

·     Điều hành tốt chuyến đi.

 

Những thành viên trong Ban tổ chức, Ban chỉ huy phải có những phẩm chất sau đây:

 

·     Nhiệt tình, yêu thích loại hình hoạt động khu khảo.

 

·     Có nhiều kinh nghiệm trong tổ chức du khảo, am hiểu công việc sắp làm, có đủ sức và uy tín để điều hành công việc.

 

·     Có năng khiếu trong tổ chức các hoạt động tập thể.

 

Nhân sự tham gia:

 

·     Nên có qui định về tuổi, sức khỏe.

 

·     Nên có ưu tiên cho người biết sinh hoạt tập thể, đặc biệt là kỹ năng đạp xe.

 

·     Số lượng phải hài hòa về nam, nữ, trẻ, già.

 

·     Có sự cam đoan hoặc bảo lãnh của gia đình (nếu cần).

 

·     Có sự khống chế số lượng (nếu ít ngày thì số lượng có thể nhiều, dài ngày thì số lượng nên ít, nếu cần).

 

Biên chế tổ, nhóm:

 

·     Khi biên chế tổ, nhóm nên lưu ý đến các đặc điểm:

 

·     Tính hài hòa nam, nữ, trẻ già trong tổ, nhóm.

 

·     Năng khiếu hoạt động từng nhóm (sẽ có thi đua giữa các nhóm).

 

·     Tính hài hòa người cũ, mới, người có kinh nghiệm du khảo, người ít kinh nghiệm.

 

·     Người am hiểu công việc điều hành, ngoại giao, biết sửa chữa xe,…

 

·     Các trưởng nhóm, tổ phải là thành viên trong Ban chỉ huy để dễ điều hành trong công việc.

 

Ngoài ra, nếu có điều kiện có thể lập thêm một số nhóm nhỏ: văn nghệ, thể thao, y tế, sửa xe, nhiếp ảnh, tuyên truyền, ghi chép, sưu tầm, guiness, có chế độ bồi dưỡng và tạo điều kiện để các nhóm hoạt động. Ban tổ chức, Ban chỉ huy sẽ phân công cụ thể các phần việc cho nội bộ Ban tổ chức, Ban chỉ huy, các nhóm trước, trong và sau chuyến đi.

 

Thí dụ: Ban tuyên truyền:

 

-      Trước chuyến đi: Thông tin với báo đài, các nơi có liên quan về chuyến đi; dự kiến quần áo mặc, phù hiệu, cờ, tài liệu bướm, bài hát…; quảng cáo (nếu có)…

 

-      Trong chuyến đi: Lễ xuất phát (làm gì, ở đâu, mời ai…); liên lạc nơi đến…; nội dung, hình thức tuyên truyền cho đoàn trong lúc đi, các buổi giao lưu.

 

-      Sau chuyến đi: Lễ đón đoàn về; triển lãm (ảnh, hiện vật); họp mặt lại sau khi về; tổ chức báo cáo lại chuyến đi; kết tập các thành viên lại lập đội nhóm mới.

 

8.  Tài chánh:

 

Tài chánh các chuyến đi thường do: Cá nhân đóng góp + tài trợ các đơn vị + hợp đồng quảng cáo + ủng hộ của địa phương nơi đến.

 

Lưu ý: Có kinh phí dự phòng để đề phòng phải xử lý tai nạn dọc đường, khen thuởng đột xuất…

 

B. Soạn kế hoạch:

 

1.  Viết kế hoạch:

 

-      Mục đích, ý nghĩa chuyến đi.

 

-      Nội dung của chuyến đi (giải thích rõ đi để làm gì? Vì sao đi?...).

 

-      Đối tượng tham gia: tổng số thành viên là bao nhiêu, độ tuổi, nam, nữ, sức khỏe loại gì? Có cần gia đình bảo lãnh hay không? Nơi cư trú…?

 

-      Thời gian: bắt đầu từ ngày nào đến ngày nào? Thời gian đăng ký? Hết hạn?...

 

-      Phương tiện: các loại phương tiện di chuyển. Vật dụng cần mang theo của cá nhân.

 

-      Địa điểm: nêu địa điểm chính cần đến (đích đến).

 

-      Tài chánh: khả năng đóng góp cá nhân (số tối đa).

 

-      Ban tổ chức, Ban chỉ huy: (công bố cụ thể.

 

2.  Chương trình:

 

-      Lên chương trình chi tiết: Mẫu

 

Thời gian

Công việc

Khoảng cách

Người phụ trách

Ghi chú

Ngày thứ …

Sáng 5g30

Chiều …

Tối …

Xuất phát đi

từ A → B

 

12 km

Tổ trực

Trực chỉ huy

Trên đường đi có gì chướng ngại, chợ, sông…

 

-      Soạn nội qui: cần ngắn gọn, dễ hiểu, dễ thực hiện. Nếu có điều kiện nên cho các thành viên thào luận để hiểu kỹ hơn ý định của Ban tổ chức.

 

-      Ra thông báo mời gọi: Nhờ phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức Đoàn – Hội – Đội thông báo về chuyến đi, trong thông báo cần nêu: nêu sơ nét về chuyến đi: mục đích, nội dung, thời gian, địa điểm…; cách thức đăng ký (ở đâu, ai nhận? tiền đóng, hạn chót đăng ký…); số lượng tham gia.

 

-      Tiến độ thự hiện công việc:

 

·   Họp Ban tổ chức lần I, II, III.

 

·   Chốt danh sách.

 

·   Kiểm tra chuẩn bị: tuyên truyền, tài trợ, xin phép… (trên cơ sở đã phân công).

 

·   Kiểm tra chuẩn bị các thành viên (xe, tiền và các vật dụng khác).

 

  Phần II: Điều hành chuyến đi

 

A.     Trước chuyến đi:

 

1.  Tổ chức họp mặt:

 

Trước khi tiến hành chuyến du khảo cần tổ chức họp mặt toàn đoàn triển khai một số nội dung sau:

 

-      Nắm chắc lại lực lượng tham gia, lên danh sách, địa chỉ liên hệ…

 

-      Phân chia tổ để sinh hoạt làm quen.

 

-      Thông qua kế hoạch, nội dung, chương trình, nội qui để các thành viên nắm bắt, tổ chức, thảo luận, giải đáp thắc mắc (nếu có).

 

-      Phát hiện “tài năng” mới bổ sung cho các ban hoạt động của đoàn đi.