Ủy ban Kiểm tra Tỉnh đoàn Kiểm tra chuyên đề thực hiện
Chương trình liên tịch giữa Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và
Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Hưng Yên năm 2019
Thực hiện Kế hoạch số 05-KH/UBKT, ngày 09 tháng 9 năm 2019 của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh đoàn về “Kiểm tra chuyên đề thực hiện Chương trình liên tịch giữa Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Hưng Yên năm 2019”, trong 10 ngày từ ngày 14 đến 25/10/2019 (trừ thứ bẩy và chủ nhật), Ủy ban Kiểm tra Tỉnh đoàn Hưng Yên đã thành lập các đoàn kiểm tra và yêu cầu 10 Huyện, Thị, Thành đoàn trong tỉnh tiến hành kiểm tra đồng thời tại các đơn vị cơ sở.
Ảnh: Đ/c Bùi Huy Cường – Ủy viên BHC Trung ương Đoàn, Bí thư Tỉnh đoàn,
Trưởng đoàn giám sát tại Huyện đoàn Yên Mỹ
Qua kiểm tra đạt kết quả: Đối với cấp huyện có 10/10 Huyện, Thị, Thành đoàn xây dựng Kế hoạch kiểm tra và tiến hành kiểm tra tại 76 Đoàn cơ sở nhận ủy thác; 212 Tổ TK & VV; 218 hộ vay vốn. Ưu điểm: Các Huyện, Thị, Thành đoàn đã tích cực chủ động xây dựng Kế hoạch kiểm tra giám sát và triển khai tới Đoàn cơ sở và tiến hành kiểm tra đối với các đơn vị nhận ủy thác; Công tác quản lý thu chi phí uỷ thác thực hiện đúng theo quy định, có đầy đủ hóa đơn chứng từ. Hạn chế: Chưa phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng CSXH cùng cấp lấy thông tin, số liệu về tình hình hoạt động ủy thác của Đoàn cơ sở và các Tổ TK & VV; Công tác phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể và chính quyền địa phương trong xử lý các trường hợp nợ chây ỳ, nợ quá hạn còn chưa đồng bộ, còn để tồn tại kéo dài, chưa có biện pháp xử lý; Công tác kiểm tra, giám sát chưa thường xuyên. Chất lượng kiểm tra chưa cao vì vậy chưa phát hiện kịp thời những tồn tại trong quản lý vốn vay. Đối với cấp xã, phường, thị trấn tiến hành kiểm tra 187 Tổ tiết kiệm và Vay vốn; 320 hộ vay vốn. Ưu điểm: Tham gia đầy đủ các cuộc giao ban với Đoàn cấp trên cũng như với Ngân hàng Chính sách xã hội tại điểm giao dịch; Chủ động phối hợp với Ngân hàng CSXH tổ chức kiểm tra, đối chiếu dư nợ; phối hợp với Ngân hàng CSXH trong đánh giá hoạt động và xếp loại của từng Tổ TK&VV. Hạn chế: Công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách, công tác bình xét vốn vay ở một số Tổ TK & VV chưa đảm bảo công khai, minh bạch đến các thành viên trong tổ nên công tác giám sát của cộng đồng dân cư còn hạn chế; Công tác tuyên truyền về chương trình tín dụng cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác còn chưa thường xuyên; Công tác kiểm tra giám sát chưa thực hiện nghiêm túc theo quy định: hồ sơ, biên bản kiểm tra ghi chép, lưu trữ chưa đầy đủ; Công tác quản lý vốn ủy thác chưa hiệu quả, nhiều đơn vị không có tổ tiết kiệm và vay vốn; Việc giải ngân chưa hiệu quả, còn để tồn động vốn. Đối với Tổ Tiết kiệm và vay vốn Ưu điểm: Ban quản lý Tổ TK&VV cơ bản thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của Đoàn cấp trên về hoạt động uỷ thác và nội dung văn bản đã ký kết với Ngân hàng; Tham gia đầy đủ các cuộc họp giao ban với Ngân hàng Chính sách Xã hội tại điểm giao dịch; Tích cực tham gia đôn đốc các thành viên trong tổ tham gia gửi tiết kiệm; Hạn chế: Nghiệp vụ của các tổ trưởng còn hạn chế dẫn đến triển khai công việc còn chậm; chưa phát huy tối đa hiệu quả vốn vay; Chất lượng sinh hoạt một số Tổ TK & VV chưa cao, việc bình xét các hộ vay vốn chưa thường xuyên đến khi có vốn mới tiến hành họp bình xét cho vay; Một số Tổ TK & VV chưa trả lãi đúng hạn, còn tình trạng phải nhắc nhở, đôn đốc; Công tác đôn đốc, thu hồi nợ quá hạn kết quả chưa cao; ở một số nơi chưa có biện pháp thu hồi vốn…
Tại các đơn vị được kiểm tra, Đoàn kiểm tra ghi nhận kết quả đạt được đồng thời chỉ ra những mặt còn hạn chế kịp thời nhắc nhở hướng dẫn để lần sau thực hiện tốt hơn.
Ban TCKT Tỉnh đoàn