Tỉnh đoàn hưng yên
Thành phố hưng yên
Phát hiện đất hiếm dưới lòng Thái Bình Dương

Phát hiện đất hiếm dưới lòng Thái Bình Dương

Nhóm nghiên cứu trường đại học Tokyo, Nhật Bản, vừa phát hiện ra lượng bùn dưới Thái Bình Dương có nồng độ đất hiếm cao, điều này có thể giúp Nhật Bản không phụ thuộc vào Trung Quốc.


Một mẩu quặng đất hiếm

Các nhà địa chất Nhật Bản đã nghiên cứu 78 địa điểm thuộc khu vực trung và đông Thái Bình Dương bằng cách khoan hơn 165m xuống lớp lõi trầm tích dưới đáy biển. Hơn 2.000 địa điểm dưới lớp lõi trầm tích này có chứa các nguyên tố đất hiếm.

Các nhà khoa học cũng tìm thấy, tại một địa điểm rộng 1 km vuông ở khu vực trung tâm bắc Thái Bình Dương có thể đáp ứng một phần năm sản lượng tiêu thụ kim loại đất hiếm và Ytri của thế giới hàng năm.

Trong cuộc trao đổi với AFP, giáo sư địa chất học Yasuhiro Kato, đại học Tokyo, tác giả chính của nghiên cứu cho biết, nhiều công ty khai thác mỏ chưa biết sự hiện diện của đất hiếm nhóm địa chất đã phát hiện.

"Khoảng 30 năm trước, một công ty mỏ của Đức đã thành công trong việc khai thác bùn dưới đáy biển Đỏ. Vì vậy, chúng tôi tin bùn dưới biển có thể khai thác như một loại tài nguyên khoáng sản", giáo sư Yasuhiro Kato nói.

Trung Quốc là đất nước độc quyền kim loại đất hiếm, chiếm 97% sản lượng 17 nguyên tố đất hiếm của thế giới. Trung Quốc đang nắm đang nắm giữ một phần ba trữ lượng đất hiếm của thế giới. Còn một phần ba ở các nước cộng hòa Liên Xô cũ, Mỹ, Australia.

Các kim loại đất hiếm có vai trò chủ đạo trong sản xuất xác thiết bị điện tử hiện đại, nam châm siêu dẫn, laser, tên lửa, turbine gió, và nhiều ứng dụng khác.

Thị trường đất hiếm trong vài năm qua bị thắt chặt. Trung Quốc đã giảm hạn ngạch xuất khẩu, công bố kế hoạch xây dựng kho dự trữ quốc gia để phục vụ nhu cầu trong nước và bảo vệ môi trường. Những động thái này dẫn đến sự suy giảm 9,3% sản lượng xuất khẩu đất hiếm, khiến thị trường đất hiếm chao đảo.

Nghiên cứu trên được công bố trên tạp chí Nature Geoscience.

Vnexpress.net