Tỉnh đoàn hưng yên
Thành phố hưng yên
Hội nghị bất thường Bộ trưởng Tài chính Eurozone về khủng hoảng nợ tại Hy Lạp

Hội nghị bất thường Bộ trưởng Tài chính Eurozone về khủng hoảng nợ tại Hy Lạp

Các Bộ trưởng Tài chính thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) vừa quyết định tổ chức một cuộc họpbất thườngtrong ngày hôm nay (9/2) nhằm thảo luận về cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp.


Thủ tướng Lucas Papademos (thứ hai, bên phải) và lãnh đạo các
đảng cầm quyền tại Hy Lạp trong cuộc thảo luận tại Athens ngày 8/2



Tuyên bố trên đã được Thủ tướng Luxemburg Jean-Claude Juncker – người đứng đầu Nhóm các Bộ trưởng Tài chính khu vực Eurozone đưa ra ngay sau khi Thủ tướng Hy Lạp Lucas Papademos có buổi gặp gỡ với các nhà lãnh đạo đảng liên minh cầm quyền để thảo luận về một kế hoạch “thắt lưng buộc bụng” tại Hy Lạp. Hiện các biện pháp cải cách tài chính được xem là “không thể thiếu” nhằm giúp Hy Lạp nhận được các khoản viện trợ cũng như tránh được nguy cơ vỡ nợ trái phiếu chính phủ vào tháng tới. Hiện các chủ nợ tư nhân đang nắm giữ số lượng trái phiếu chính phủ của Hy Lạp lên tới 200 tỷ euro. Hy Lạp sẽ vỡ nợ nếu không được giải ngân khoản cứu trợ mới trong gói cứu trợ thứ nhất trước ngày 20/3 tới để có tiền thanh toán khoản nợ trái phiếu chính phủ lên tới 14,4 tỷ euro đáo hạn vào thời điểm này.

Sau cuộc đàm phán kéo dài 7 tiếng đồng hồ ngày 8/2, các nhà lãnh đạo chính phủ và đảng cầm quyền tại Hy Lạp đã nhất trí hầu hết được nêu lên trong bản kế hoạch “thắt lưng buộc bụng”, ngoại trừ điều khoản cắt giảm trợ cấp.

Được biết, hiện ông Papademos đã nối lại các vòng đàm phán với các đại diện Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) với hy vọng sẽ sớm tìm được một tiếng nói chung giữa các bên về vấn đề trợ cấp của Hy Lạp.

Từ năm 2008 cho đến nay, Hy Lạp đã phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng. Cho dù đã được tiếp nhận nhiều khoản viện trợ kinh tế từ EU, IMF và Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) trong năm 2010, nền kinh tế Hy Lạp vẫn chưa thoát ra được tình cảnh nợ nần chồng chất. Khủng hoảng kinh tế cũng khiến các nhà lãnh đạo Hy Lạp đang phải đối mặt với sức ép ngày càng tăng từ phía người dân và các liên đoàn lao động. Ngày 7/2, nhiều người lao động và các tổ chức lao động trên khắp lãnh thổ Hy Lạp đã tham gia vào một cuộc đình công kéo dài 24 giờ đồng hồ, thậm chí họ còn cảnh báo sẽ tiếp tục đình công nhằm phản đối các biện pháp “thắt lưng buộc bụng” của chính phủ./.

Báo ĐT.ĐCS

BÀI VIẾT LIÊN QUAN