Sáng 9/7, tại Cung Hòa Bình ở thủ đô Pnom Penh (Campuchia), Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM) lần thứ 45 đã khai mạc với sự tham dự của các đoàn đại biểu đến từ 10 nước thành viên dưới sự chủ trì của nước chủ nhà Campuchia. Một trong những trọng tâm của Hội nghị AMM lần này là thảo luận về cách thức giải quyết những tranh chấp trên biển Đông.
![]() |
Các nhà lãnh đạo tham dự Hội nghị AMM ở Campuchia ngày 9/7 |
Phát biểu tại Hội nghị,Thủ tướng Campuchia Hun Sen hiện giữ vai trò Chủ tịch luân phiên ASEAN kêu gọi các quốc gia Đông Nam Á cần đặt những nỗ lực nhằm giải quyết những tranh chấp về chủ quyền trên biển Đông giữa các bên liên quan là mối ưu tiên hàng đầu. Đây được xem là một vấn đề quan trọng và có đóng góp không nhỏ vào an ninh khu vực.
Thủ tướng Hunsen nêu rõ: Hướng đến việc thông qua một Bộ Quy tắc Ứng xử trên BiểnĐông(COC), điều chỉnh quan hệ tranh chấp giữacác bên liên quan trên biển Đông là một mục tiêu trọng tâm của Hội nghị ASEAN lần này. Thủ tướng Campuchia kêu gọi các nước thành viên ASEAN cần tỏ rõ vai trò là “động lực đầu tàu, thúc đẩy hợp tác và đối thoại” về những vấn đề chính trị-an ninh trong khu vực. Thủ tướng Campuchia khẳng định: “Duy trì hòa bình và an ninh khu vực là một điều không thể thiếu đối với sự thịnh vượng chung của khối ASEAN”.
Theo kế hoạch, trong phiên họp ngày 9/7, các ngoại trưởng ASEAN sẽ thông qua Dự thảo COC dựa trên đề xuất của Thủ tướng Campuchia. Trong đó kêu gọi các bên liên quan cần giải quyết những tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông một cách hòa bình; các bên có liên quan cần tôn trọng luật pháp quốc tế và hình thành nên một khuôn khổ tránh nguy cơ xảy ra xung đột quốc tế về các vấn đề trên biển. Đề xuất của Thủ tướng CampuchiaHunsen còn đề cập việc thiết lập một cơ chế giám sát để đảm bảo các bên liên quanthực hiện nghiêm túc Bộ Quy tắcỨng xử trên Biển Đông.
Được biết, các nhà lãnh đạo ASEAN lên kế hoạch sẽ giới thiệu bản Dự thảo về Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển trước đại diện Trung Quốc trong một phiên họp cấp Bộ trưởng dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 11/7 tới. Sau đó, các bên có liên quan sẽ bắt đầu đàm phán để hình thành nên một Bộ Quy tắc Ứng xử chính thức./.