- Một số nhà phân tích về Trung Đông dự báo cuộc khủng hoảng Libya có thể kéo dài, Mỹ cản- Một số nhà phân tích về Trung Đông dự báo cuộc khủng hoảng Libya có thể kéo dài, Mỹ cảnh báo Libya đứng trước một cuộc nội chiến, trong khi lượng người chạy khỏi Libya lên mức báo động. Người Việt đã được Tổ chức Di dân Quốc tế hỗ trợ sơ tán. h báo Libya đứng trước một cuộc nội chiến, trong khi lượng người chạy khỏi Libya lên mức báo động. Người Việt đã được Tổ chức Di dân Quốc tế hỗ trợ sơ tán.
![](http://dantri.vcmedia.vn/Uploaded/2011/03/02/0203.li.jpg)
Sẽ là cuộc nội chiến kéo dài?
Nói với các nhà lập pháp tại Washington hôm qua, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cho rằng khủng hoảng ở Libya sẽ là một thử thách then chốt cho chính sách đối ngoại của Mỹ và cảnh báo rằng Libya có thể đứng trước một cuộc nội chiến kéo dài.
Người đứng đầu ngành ngoại giao của Mỹ lặp lại lời kêu gọi ông Gadhafi từ chức, nhấn mạnh một sự phối hợp thích đáng các nỗ lực ngoại giao, phát triển và quốc phòng của Mỹ sẽ là “điều thiết yếu”. Ngoại trưởng Mỹ cũng nói Washington sẽ tiếp tục xem xét “mọi phương án về Libya”.
Tuy nhiên, bà Clinton thừa nhận những phần tử chống lại chính phủ Libya phản đối sự can thiệp quân sự bên ngoài nhân danh họ.
Trong khi đó, áp lực quốc tế đang gia tăng đòi nhà lãnh đạo Libya Moammar Gadhafi phải từ chức vào lúc các lực lượng chính phủ và phe đối lập tiếp tục giao tranh để giành quyền kiểm soát nhiều khu vực ở nước này, khiến các nhà phân tích khu vực cũng dự báo một cuộc giao tranh sẽ kéo dài mà không bên nào có phần chắc sẽ giành phần thắng trong thời gian trước mắt.
Theo tin tức của phương Tây, các lực lượng có liên hệ đến cuộc khủng hoảng ở Libya dường như ngày càng củng cố các vị trí của họ. Phe phản đối ông Moammar Gadhafi với sự hậu thuẫn của các đơn vị quân đội đào ngũ đã chiếm được miền đông của nước này, trong khi nhà lãnh đạo Libya, được sự ủng hộ của lực lượng an ninh và các chiến binh, vẫn giữ quyền kiểm soát thủ đô Tripoli.
Trong cuộc phỏng vấn trên đài truyền hình ABC của Mỹ ngày 28/2, ông Gadhafi nói rằng ông không hề dùng không quân để tấn công những người biểu tình chống chính phủ. Ông Gadhafi cũng chế nhạo những yêu cầu của Tây phương đòi ông từ chức. Ông nói rằng tất cả mọi người ở Libya đều yêu thương ông và sẽ chết để bảo vệ ông.
Giới phân tích Mỹ cho rằng cuộc khủng hoảng ở Libya có vẻ sẽ không thể được giải quyết một cách hòa bình như những cuộc nổi dậy ở Tunisia và Ai Cập. Quân đội ở Libya đang bị chia rẽ giữa lúc một số sĩ quan ủng hộ người đối lập còn số khác lại theo lệnh của ông Gadhafi và họ đang sử dụng vũ lực chống lại phe đối lập. Tình hình đang bế tắc.
Các giới chức phương Tây đang thảo luận khả năng áp đặt lệnh cấm bay trên bầu trời Libya để ngăn chặn các vụ xung đột đẫm máu. Có tin máy bay của không lực Libya đã tấn công các kho vũ khí để ngăn không để những vũ khí này lọt vào tay phe nổi dậy.
Lượng người tị nạn đến mức báo động, IOM giúp người Việt Nam sơ tán
Tổ chức quốc tế này cũng đã hỗ trợ cho một nhóm 600 người Việt Nam không có giấy tờ được sơ tán nhanh chóng. Khoảng 800 người Nigeria cũng đã được đưa đến Algeria. IOM một lần nữa lại đưa ra lời kêu gọi một khoản hỗ trợ 11 triệu USD để giúp người tị nạn.
Theo ước lượng của UNHCR, cho đến nay đã có 110.000 người chạy khỏi Libya, và hàng giờ lại có thêm hàng ngàn người sơ tán. Còn theo IOM, tại Libya có khoảng 1,5 triệu người lao động, hoặc nhập cư trái phép, gốc châu Phi hay châu Á.
Trong số những khó khăn lớn của những người lao động Việt Nam đang kẹt lại Libya, có vấn đề thiếu thốn thực phẩm, và đặc biệt là thủ tục giấy tờ để có thể được ra khỏi nước này. Theo ước tính, hiện còn khoảng 2.000 người lao động Việt Nam đang còn kẹt lại ở Libya, tập trung tại Benghazi và một số thành phố phía đông Libya.
Theo Dân trí