Tỉnh đoàn hưng yên
Thành phố hưng yên
Phương pháp sân khấu hóa

Phương pháp sân khấu hóa

Là những hoạt động đại chúng (chính trị, văn hóa, giáo dục…) được tiến hành theo đặc trưng của nghệ thuật sân khấu. Các nội dung sinh hoạt (có chủ đề) được chuyển tải liên tục, chặt chẽ bằng nghệ dàn cảnh và biểu diễn. Là những hoạt động đại chúng (chính trị, văn hóa, giáo dục…) được tiến hành theo đặc trưng của nghệ thuật sân khấu. Các nội dung sinh hoạt (có chủ đề) được chuyển tải liên tục, chặt chẽ bằng nghệ dàn cảnh và biểu diễn.

Sân khấu hóa là gì?

 

Là những hoạt động đại chúng (chính trị, văn hóa, giáo dục…) được tiến hành theo đặc trưng của nghệ thuật sân khấu. Các nội dung sinh hoạt (có chủ đề) được chuyển tải liên tục, chặt chẽ bằng nghệ dàn cảnh và biểu diễn.

 

Sân khấu hóa có thể mang tính chuyên nghiệp hoặc không chuyên.

 

 I. Giới thiệu những loại hình sân khấu hóa thường gặp trong sinh hoạt của Đoàn:

 

1.  Hoạt cảnh truyền thống:

 

Là hình thức tái hiện một sự kiện lịch sử, hình tượng nhân vật lịch sử, quá trình hình thành một dân tộc, vùng đất hay một tổ chức xã hội… để giáo dục truyền thống và ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người, đất nước.

 

Hình thức sân khấu hóa thường bao gồm 2 nội dung:

 

·    Cảnh diễn: là hình tượng của sự kiện, của nhân vật.

 

·    Lời thoại: để thuyết minh cho cảnh diễn.

 

2.  Sân khấu hóa lễ hội:

 

Một lễ hội thường bao gồm 2 nội dung: phần lễ và phần hội:

 

Hình thức sân khấu:

 

·    Phần lễ: việc tái hiện sự kiện, hình tượng nhân vật được lấy làm tinh thần của ngày lễ (ở lễ hội truyền thống dân gian thì đây là phần nghi lễ mang yếu tố tâm linh, thiêng liêng đã được thiết lập, quy định từ lâu – còn ở lễ hội hiện đại thì phần sân khấu nghi lễ thường mang tính sáng tạo, tượng trưng và mới lạ…).

 

·    Phần hội: hướng dẫn người tham dự sinh hoạt và có hành động hưởng ứng như: múa hát, diễu hành, vẫy cờ, trò chơi.

 

3.  Sân khấu hóa thông tin báo cáo:

 

  - Nội dung: nhằm thông tin, báo cáo, tổng lết một quá trình hoạt động tới đông đảo thành viên (trong tổ chức) hoặc rộng rãi quần chúng trong xã hội.

 

  - Hình thức: là một tiểu phẩm kịch trọn vẹn (có thể là tấu hài) có đầy đủ các nhân vật để xử lý nội dung báo cáo thông qua việc xây dựng, giải quyết các mâu thuẫn giữa các nhân vật.

 

4.  Sân khấu hóa thông tin tuyên truyền:

 

  -  Là những tiểu phẩm kịch ngắn nhằm tuyên truyền, cổ động các vấn đề xã hội như: kế hoạch hóa gia đình, phòng chống ma túy – AIDS, phát động phong trào, bảo vệ môi trường, chăm sóc trẻ em…

 

  -  Thông qua câu chuyện sân khấu để phân tích, thuyết phục những mặt trái, mặt phải – cái lợi, cái hại… của những vấn đề được nêu lên.

 

  -  Chương trình thường được kết hợp với phần tuyên truyền miệng của tuyên truyền viên và các hình thức tuyên truyền khác như panô, áp phích, tờ bướm.

 

  -  Sân khấu thông tin tuyên truyền luôn mang tính nhanh nhạy kịp thời…, dễ hiểu, dễ cảm nhận và ngắn gọn.

 

Ví dụ: Tuyên truyền chiến dịch “Ngày chủ nhật xanh”, sân khấu khai thác sự đối lập giữa tác hại và lợi ích xã hội của công tác vệ sinh môi trường, xây dựng những nhân vật đại diện cho hai phía (bên tả - bên hữu) để thuyết phục lẫn nhau…

 

5.  Sân khấu hóa diễn đàn:

 

  -  Diễn đàn: là nơi mọi người công khai bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình về những vấn đề đang được nêu ra.

 

  -  Tác phẩm: là dạng kịch minh họa vấn đề đang được nêu ra trong buổi diễn đàn (có thể chỉ là một tình huống của sự việc) giúp mọi người hiểu rõ vấn đề, cũng có thể lấy tiểu phẩm đó làm dẫn chứng cho những lý lẽ của mình.

 

Ví dụ:

 

+    Diễn đàn “Sống trung thực”.

 

Có thể xây dựng tiểu phẩm câu chuyện về một chiến sĩ hải quan: Trước mắt là những đồng tiền mua chuộc, dụ dỗ… Sau lưng là cuộc sống khó khăn… Vậy nên hay không nên nhận (đồng tiền mua chuộc)? Sự “phân vân” của nhân vật là tình huống “có vấn đề” cho diễn đàn.

 

  II.  Những bước tiến hành xây dựng một tác phẩm sân khấu hóa:

 

1.  Một vài yếu tố cần xác định trước khi soạn thảo chương trình, nội dung tác phẩm:

 

¨  Xác định:

 

  - Nội dung, đề tài: phải xác định được mục đích, ý nghĩa của buổi sinh hoạt, từ đó xác định luôn mục đích ý nghĩa của nội dung tác phẩm sân khấu.

 

  - Nghiên cứu đối tượng: (khán giả và những người tham gia chương trình) phải nắm được số lượng người tham dự, trình độ, năng khiếu…

 

  - Cơ sở vật chất cần thiết phải có: không gian, sân khấu; hệ thống âm thanh, ánh sáng; vật liệu trang trí, hóa trang, đạo cụ…; kinh phí thực hiện; thời gian dành cho việc sáng tác kịch bản và tập diễn…; nhân lực tham gia: số lượng, trình độ, năng khiếu; thời lượng chương trình.

 

Đó là những yếu tố cần xác định trước khi tiến hành viết kịch bản, hình thành tác phẩm sân khấu.

 

2.  Viết kịch bản:

 

¨  Kịch bản: là nội dung câu chuyện sân khấu (chuyển tải nội dung buổi sinh hoạt) trong đó có: nhân vật, hoàn cảnh câu chuyện, “hành động” của nhân vật trong từng tình cảnh câu chuyện… được trình bày bằng ký tự văn học.

 

Mỗi kịch bản sân khấu bao giờ cũng phải có:

 

·    Loại hình (kịch nói – cải lương – kịch hát…)

 

·    Tựa đề: tên của vở kịch.

 

·    Không gian, thời gian, hoàn cảnh câu chuyện bắt đầu xảy ra tới kết thúc.

 

Ví dụ: Khi truyện kể “ngày xửa ngày xưa tại một làng nọ…” – thì trên sân khấu không gian, thời gian đó được thể hiện qua nghệ thuật hội họa, điêu khắc, trang trí…

 

¨  Để công việc dễ dàng hơn khi sáng tạo kịch bản chúng ta nên đi theo thứ tự:

 

  -  Xác định nhân vật điển hình: hình tượng xuyên suốt kịch bản, làm nổi bật ý nghĩa tư tưởng mà ta xác định ban đầu.

 

  -  Hoàn cảnh điển hình.

 

  -  Nhân vật phụ: có tác dụng bổ sung, làm nổi rõ tính cách số phận,… của nhân vật điển hình.

 

  -  Minh họa âm thanh – ánh sáng – hóa trang – hành động… (trong kịch bản thì phần minh họa nằm trong dấu đóng mở đơn () để phân biệt).

 

  -  Viết lời thoại (lời bạt trong hoạt động truyền thống).

 

3.  Sáng tạo hành động cho nhân vật:

 

¨  Công việc của người đạo diễn và người diễn viên khi chuyển thể kịch bản thành tác phẩm sân khấu.

 

¨  Hành động sân khấu được chia ra 3 loại cơ bản sau:

 

+    Hành động tâm lý: (là linh hồn).

 

+    Hành động ngôn ngữ: (là quan trọng).

 

+    Hành động hình thể: (dùng làm thủ thuật để hoàn thành hành động tâm lý).

 

Ví dụ:

 

+    Hành động tâm lý: cầu khẩn, van lơn…

 

+    Hành động ngôn ngữ: cho tôi xin…

 

+    Hành động hình thể: qùy vái…

 

¨  Hành động sân khấu là ngôn ngữ nghệ thuật của người diễn viên.

 

Muốn điều hành phương thức khai thác hành động trên sân khấu, phải trả lời 5 câu hỏi sau:

 

+    Tôi (nhân vật) là ai? (phải tìm hiểu lý lịch, số phận, tính cách của nhân vật…).

 

+    Tôi (…) đang trong hoàn cảnh nào? (đi sâu tìm hiểu, phán đoán tình cảnh được viết ra trong kịch bản).

 

+    Tôi phải làm gì? (xác định đặc trưng của hành động: tâm lý, ngôn ngữ,hình thể…).

 

+    Vì sao? Vì mục đích gì? (xác định nguyên nhân của hành động).

 

+    Phải làm như thế nào? (phương thức hành động).

 

Người đạo diễn nhất thiết phải hiểu rõ và sẵn sàng trả lời tất cả câu hỏi trên một cách logic, sáng tạo (do đó, cần thiết phải có kịch bản phân cảnh của đạo diễn).

 

Người diễn viên phải sử dụng phép nhập vai biến chúng thành chuỗi hành động tích cực cho mình thông qua sự “tưởng tượng” sau đó thể hiện bằng kỹ thuật nội tâm, hình thể một cách liên tục, nhịp nhàng, chính xác.

 

Để có sự sáng tạo trong hành động, đòi hỏi người “nghệ sĩ” phải có một tình cảm đặc biệt dành cho nhân vật của mình, đó là tình cảm đã sống (đã tích lũy được), do trí tưởng tượng, do liên tưởng và sự kích thích của quy định tình cảnh (Ví dụ: trong hoàn cảnh éo le, tột cùng đau khổ thì bật khóc cho nhân vật…), đó là sự giả định – NẾU – của sân khấu tạo nên.

 

4.  Tập diễn kịch:

 

¨  Khi kịch bản đã phân chia cảnh diễn hợp lý (bao nhiêu lớp, màn bao nhiêu cảnh) và đạo diễn đã quy định những hành động cơ bản cho nhân vật, việc tập kịch phải theo từng bước sau:

 

-  Chọn diễn viên, phân vai diễn.

 

-  Phát kịch bản hoặc trình bày nội dung kịch bản cho tất cả diễn viên.

 

-  Với sân khấu (kịch nói, hát…) diễn viên phải thuộc lời thoại, lời hát…

 

-  Tập thứ tự từng cảnh một (từ đầu tới cuối).

 

-  Tập theo từng nhóm: có thể có nhiều nhóm tham gia như trong hoạt cảnh truyền thống, lễ hội (hát, múa, diễn kịch, âm thanh, ánh sáng…)

 

-  Luôn có sự kết hợp âm thanh ánh sáng trong khi tập để tạo ra sự sáng tạo hợp lý, tăng thêm hấp dẫn, đồng thời dễ nhớ cảnh diễn của người diễn viên.

 

-  Tổng dợt chương trình: kết hợp từng cảnh, từng nhóm thành một tác phẩm hoàn chỉnh.

 

-  Có thể thêm, bớt một vài chi tiết không phù hợp trong khi chạy chương trình hoàn chỉnh.

 

¬ Phối hợp âm thanh – ánh sáng – hóa trang đạo cụ.

 

¬ Chú ý: Đầu tư về thời gian cho công việc tập luyện, cố gắng không thay đổi nhiều về nội dung đã tập. Người đạo diễn phải tham gia toàn bộ khâu hóa trang, đạo cụ, âm thanh, ánh sáng… Tác phẩm nhuần nhuyễn, hoàn chỉnh mới đưa ra sân khấu.