Tỉnh đoàn hưng yên
Thành phố hưng yên
Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương họp phiên thứ hai

Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương họp phiên thứ hai

Ngày 4/12, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp (CCTP) Trung ương họp phiên thứ hai. Đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì phiên họp.


Phiên họp thứ haiBan Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương.


Phiên họp thứ hai tập trung thảo luận vào 3 nội dung chính: Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo; Chương trình trọng tâm công tác CCTP giai đoạn 2011-2016 và chương trình làm việc của Ban Chỉ đạo; ý kiến Thường trực Ban Chỉ đạo về định hướng phân công trách nhiệm trong công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cán bộ có chức danh tư pháp.

Thảo luận về quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo và một số thành viên khác cho rằng: Cần xác định rõ và hiểu rõ chức năng, nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo qua đó mới xác định được phương thức làm việc chính xác, hiệu quả. Cụ thể, phải làm rõ trách nhiệm chung của toàn Ban Chỉ đạo và từng thành viên Ban Chỉ đạo.

Đồng tình với quan điểm của đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, đồng chí Uông Chu Lưu, Ủy viên TrungươngĐảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ban Chỉ đạo cũng nhấn mạnh: Cần đề cao trách nhiệm của Ban Chỉ đạo và phân công cụ thể việc báo cáo thông tin. Các thành viên Ban Chỉđạocũng cần có sự phối hợp trước trong quá trình chuẩn bị mỗi phiên họp thì chất lượng cuộc họp sẽ tốt hơn.

Bàn về chương trình trọng tâm CCTP giai đoạn 2011-2016, đồng chí Hoàng Thế Liên, Thứ trưởng Thường trực Bộ Tư pháp, Ủy viên Ban thư ký Ban Chỉ đạo nêu rõ: Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của CCTP giai đoạn này là tập trung nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 theo hướng nhấn mạnh vai trò trung tâm của tòa án và nguyên tắc độc lập của TP nhưng vẫn phải đảm bảo cơ chế bảo vệ Hiến pháp.

Để hoàn thiện chính sách pháp luật về hình sự, dân sự và tố tụng tư pháp, theo đồng chí Hoàng Thế Liên nên sửa đổi toàn diện đối với Bộ luật hình sự. Về tố tụng, mô hình tố tụng là vấn đề cần quan tâm, đặt ra để nghiên cứu, thảo luận.

Về việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tư pháp, đồng chí Đào Việt Trung, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Ủy viên Ban Chỉ đạo cũng bày tỏ: Hội nhập quốc tế hiện nay mang tính chất toàn diện, nên trong tầm nhìn dài hơn phải để ý đến tính tương thức bởi hiện tại còn nhiều vấn đề bất cập trong hợp tác quốc tế về các vấn đề như: tranh tụng tại tòa về kinh tế và chủ quyền lãnh thổ... Do đó, cần bổ sung thêm các hiệp định tương trợ tư pháp liên quan đến các lĩnh vực này.

Về vấn đề này, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc cũng cho rằng đây là khâu yếu trong CCTP. Trên thực tế, vấn đề hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tư pháp là rất quan trọng nên cần chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tư pháp và bổ trợ tư pháp đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế.

Mặt khác, cần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân, tạo điều kiện để nhân dân tham gia giám sát các hoạt động tư pháp dưới hình thức xây dựng các kênh truyền hình chuyên đề và chuyên mục trên các cơ quan báo chí về CCTP.

“Cải cách là phải mới, dám làm; đẩy mạnh công khai các chuẩn mực, các quy định liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức trong hoạt động tư pháp và tăng cường tính minh bạch, trách nhiệm trong hoạt động công vụ của các cán bộ tư pháp.” Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

Về tổ chức hoạt động bổ trợ tư pháp, đồng chí Nguyễn Văn Hiện, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội, Ủy viên Ban Chỉ đạo cho rằng: Cần xem xét lại việc đẩy mạnh thí điểm mô hình thừa phát lại vì đến tháng 7/2012 đã kết thúc chương trình này. Do đó, cần phải tổng kết để đúc rút ra các kinh nghiệm, trên cơ sở đó mới xác định được nhiệm vụ cụ thể là có thể thực hiện rộng rãi chế định thừa phát lại trên toàn quốc hay không? Đồng chí Nguyễn Văn Hiện cũng đề nghị cần xác định định hướng cụ thể về số lượng đội ngũ bổ trợ tư pháp, trong đó nhấn mạnh về việc đào tạo đội ngũ luật sư.

Liên quan đến vấn đề xây dựng nguồn nhân lực để CCTP, đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên TrungươngĐảng, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC), Ủy viên Ban Chỉ đạo đồng ý với Đề án xây dựng trường ĐH Luật Hà Nội và ĐH Luật TP Hồ Chí Minh thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật; xây dựng Học viện Tư pháp đào tạo cán bộ tư pháp theo đúng tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị, nhưng đề nghị nghiên cứu Đề án cho xây dựng thêm Học viện kiểm sát. “Nguồn vào của Học viện Tư pháp là các thư ký, thẩm tra viên, kiểm sát viên.. của các ngành Tòa án và Viện kiểm sát, thế thì nếu chúng tôi không tuyển được nhân lực ngành này sau khi các em tốt nghiệp đại học thì Học viện Tư pháp lấy nguồn này ở đâu?”. Đồng chí Nguyễn Hòa Bình trăn trở.

Đồng quan điểm với đồng chí Nguyễn Hòa Bình, đồng chí Trương Hòa Bình, Bí thư TrungươngĐảng, Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao cũng kiến nghị với Bộ Chính trị và Quốc hội giao cho ngành Tòa án có chức năng, thẩm quyền đào tạo đội ngũ chức danh tư pháp thuộc ngành Tòa án theo mô hình vừa là trung tâm nghiên cứu, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ tư pháp ngành này. Theo lý giải của đồng chí Nguyễn Hòa Bình, hàng năm ngành Tòa án tăng khoảng 20 nghìn vụ án, theo đó đặt ra con số đào tạo mới hàng năm lên tới 2 nghìn người, nên một mình Học viện Tư pháp khó có thể đáp ứng yêu cầu của ngành trong nước và hội nhập kinh tế quốc tế.

Tuy nhiên, đồng chí Uông Chu Lưu, Ủy viên TW Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ban Chỉ đạo lại cho rằng: Việc đổi mới công tác đào tạo cán bộ tư pháp theo hướng “thống nhất đào tạo nghề nghiệp cho cán bộ chức danh tư pháp” là chủ trương nhất quán của Bộ Chính trị từ khóa IX đến nay. Do đó, cần tiếp tục giao cho Học viện Tư pháp đào tạo chung các chức danh tư pháp. Các ngành liên quan như Tòa án, Viện kiểm sát nên phối hợp trao đổi, thống nhất nhằm tiếp tục đổi mới nội dung, chương trình và phương thức đào tạo cho phù hợp với yêu cầu cán bộ của từng ngành trong từng hình mới.

Đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước,
Trưởng Ban Chỉ đạo
kết luận phiên họp.


Kết luận phiên họp, đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước, Trưởng Ban Chỉ đạo đề nghị: Ban Chỉ đạo chỉ xác định những nhiệm vụ trọng yếu trong 5 năm (2011-2016) theo Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 và Kết luận số 79/KL-TW ngày 28/7/2010 của Bộ Chính trị về Đề án đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án, Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra theo Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.

Những vấn đề liên quan đến vấn đề sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 cần đi trước một bước theo hướng trong năm 2012, tiếp tục bám sát tiến độ sửa đổi, bổ sung và khẩn trương tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW vào cuối quý I/2012.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng đề nghị Thường trực Ban Chỉ đạo tiếp thu những ý kiến đóng góp của các thành viên Ban Chỉ đạo để chính thức ban hành chương trình nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 12/2011 theo đúng trọng tâm, trọng điểm.

Về công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cán bộ tư pháp, mục tiêu phải đảm bảo thống nhất số lượng chức danh tư pháp theo Nghị quyết số 49-NQ/TW và Kết luận số 79/KL-TW. Đồng thời, cần thành lập Hội đồng tại Học viện Tư pháp với sự phối hợp của các cơ quan liên quan như Tòa án, Viện kiểm sát … trực thuộc Bộ Tư pháp để giải quyết những vấn đề còn tồn tại, vướng mắc trong việc đào tạo tại Học viện Tư pháp. “Đây là vấn đề hết sức cơ bản”, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh.

Mặt khác, cần khẩn trương đào tạo lại các chức danh tư pháp và bổ trợ tư pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tư pháp cũng như nghiên cứu các chính sách đãi ngộ cho đội ngũ làm công tác này.

Cũng tại cuộc họp, đồng chíLê Thị Thu Ba, Ủy viên Trung ương (TW) Đảng, Phó Chánh văn phòng TW Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo đã công bố Quyết định số 04-QĐ/CCTP về việc thành lập Văn phòng Ban Chỉ đạo CCTPTW, là cơ quan tham mưu giúp việc Ban Chỉ đạo và công bố Quyết định số 05-QĐ/CCTP về việc bổ nhiệm đồng chí Trịnh Xuân Toản, Vụ trưởng Vụ Pháp luật-Cải cách tư pháp Văn phòng TW Đảng làm Ủy viên chuyên trách, Thường trực Ban Chỉ đạo.

Báo ĐT.ĐCS


BÀI VIẾT LIÊN QUAN