GIỚI THIỆU MỘT SỐ QUI ĐỊNH TRONG NGHI LỄ HỘI. I. Ngày truyền thống của Hội LHTN VN: Ngày truyền thống của Hội là ngày 15/10 hàng năm. Hội nghị Uỷ ban TW Hội LHTN VN họp tại Hà Nội vào cuối tháng 02 năm 1993 đã thống nhất quyết định chọn ngày 15/10/1956 làm ngày truyền thống của Hội LHTN VN. Cùng với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, trong những năm qua, Hội đã lập nhiều thành tích vẻ vang vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì sự nghiệp đổi mới của đất nước. II. Bài hát chính thức của Hội: Hội ca: Hội chọn lời một bài hát "Lên Đàng" làm Hội ca. Nhạc Lưu Hữu Phước, Lời: Huỳnh Văn Tiểng. Bài hát ra đời khá lâu, có truyền thống lịch sử oai hùng, đã thôi thúc bao đồng bào cùng các tầng lớp thanh niên trong thời kỳ tiền khởi nghĩa tiến lên giành chính quyền cách mạng (1945) đến đại thắng mùa xuân (1975) đất nước được thống nhất. Bài hát "Lên Đàng" được áp dụng (hát) trong các nghi lễ của Hội với giai điệu, tiết tấu hùng mạng, sôi nổi (theo nhịp đi). III. Biểu trưng của Hội: 1. Ý nghĩa từng phần: - Hình tròn: thể hiện ước mơ tiến đến sự hoàn thiện, đoàn kết, thân ái. - Màu xanh: thể hiện sự thanh bình. - Đường ngang: thể hiện chân trời mới. - Đường hình chữ S: tượng trưng đất nước Việt Nam (bản đồ) kết hợp ghép nền màu xanh bên trái thể hiện cho sự hoà bình. - Ngôi sao: thể hiện định hướng chính trị, lý tưởng tổ quốc. 2. Ý nghĩa chung: Biểu trưng của Hội với đường nét đơn giản, hiện đại, màu sắt hài hoà thể hiện sự đoàn kết, thân ái, động viên lớp trẻ hướng đến tương lai: Vì Tổ quốc Việt Nam XHCN giàu mạnh và văn minh vì cuộc sống hạnh phúc, hoà bình của Thanh niên Việt Nam. 3. Màu sắc: - Đường vòng tròn, đường ngang, chữ S, ngôi sao và chữ Thanh niên Việt Nam: màu xanh đậm. - Phần nền khu vực ngôi sao, nền trong ngôi sao: màu xanh hoà bình. - Phần nền bên phải chữ S và nền chữ Thanh niên Việt Nam: màu trắng. 4. Cách sử dụng: Biểu trưng Hội được sử dụng làm phù hiệu, huy hiệu: in (thiêu) trên vải (cờ) thẻ hội viên và các loại thẻ, công văn có liên quan. Chú ý: không được vẽ, cách điệu hoặc thêm bớt vào biểu trưng những nội dung, đường nét khác làm mất giá trị và ảnh hưởng đến tính nghiêm túc đối với biểu trưng của Hội. Mặc khác khi in (vẽ) cần chính xác hình chữ S, ngôi sao (đúng theo mẫu) và thể hiện đúng màu sắc quy định. IV. Cách chào của Hội: Hội quy định cách chào tay nhằm thể hiện sắc mạnh, sự tôn trọng và ý thức trách nhiệm đối với tổ chức Hội. Động tác chào được áp dụng ở 02 trường hợp sau: - Chào trong nghi lễ: Chào cờ, báo cáo, tuyên thệ. - Chào trong sinh hoạt: khi gặp nhau, xã giao, giao tiếp. V. Lời hứa: Lời hứa hội viên được áp dụng trong các nghi thức chính của Hội. Người hô đứng tư thế nghiêm: "Vinh dự là người hội viên Hội LHTN Việt Nam chúng tôi (tôi) xin hứa: - Là công dân tốt của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam. - Luôn giữ gìn uy tín, thanh danh của Hội. - Hô to: Xin hứa ! - Đáp: Xin hứa ! (cùng giơ nắm tay phải lên cao - 01 lần)" VI. Khẩu lệnh: Được áp dụng trong nghi lễ chào cờ hoặc nghi lễ chính thức của Hội. Ghi chú: - Người điểu khiển đọc lời mặc niệm trước khi hô khẩu hiệu tuỳ tính chất của buổi lễ. - Phút sinh hoạt truyền thống (có thể thay thế cho phút mặc niệm): thực hiện sau khi hô khẩu hiệu. - Chào cờ được tổ chức trong hội trường hoặc ngoài trời, cần chú ý việc rước cờ Tổ quốc đến vị trí sân lễ: cờ cầm tay có cán, cờ kéo lên cột cờ, cờ đã treo sẵn. - Tổ chức hướng dẫn lễ rước cờ, cầm cờ, kéo cờ (thống nhất và thực hành cụ thể). VII. Đồng phục: 1. Áo: Màu xanh lam đậm. Vải áo có tỷ lệ 65% cotton, 35% polyeste, cổ đúc to bản, đệm cổ cứng, không gãy nát khi giặt, có đỉa vai, có 2 túi ngực (gồm cả hai loại cộc tay và dài tay). Áo được may ở kích cở khác nhau theo hệ số chuẩn quốc tế. Lôgô áo hình tam giác được đặt ở phía trước. Lôgô phía trước được đặt trang trọng trên ngực áp phía trái, phù hiệu cờ đỏ, sao vàng và hàng chữ "Thanh niên Việt Nam". 2. Quần: Màu xanh tím thẫm. Cải Pangrim, 100% cotton, phía trước có 1 ly, túi chéo, phía sau có túi hậu. Quần được may ở các kích cở khác nhau theo hệ số chuẩn quốc tế. Lôgô quần hình ngũ giác cân đối được đặt cách túi phía trái dưới đường chỉ cạp quần. Trên phù hiệu chữ V là dòng "TNVN" (nghĩa là Thanh niên Việt Nam). Áo và quần đồng phục được đính một loại cúc riêng về màu sắc, quy cách và trên các hàng chữ "TNVN" (nghĩa là Thanh niên Việt Nam). 3. Mũ: Lưỡi trai (kết) hoặc mũ tai bèo có in (cài) biểu trưng của Hội LHTN Việt Nam. 4. Giày: Loại ba ta vải, tiện lợi trong sinh hoạt (màu trắng, xanh, nâu). Đồng phục của Hội mặc trong sinh hoạt, dự họp (Hội nghị) của Hội và các nghi lễ của Hội. Ngoài ra Hội đồng huấn luyện có đồng phục riêng do TW Hội qui định và cấp phát Theo tài liệu của HĐHL Trung ương |